Các cụ nói: “Nước không thử chẳng biết nông sâu”, nửa câu sau mới là triết lý

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nói về cách đối nhân xử thế người xưa có nhiều lời dạy, một trong số đó phải kể đến câu: ’Nước không thử chẳng biết nông sâu’, nửa vế sau rất đáng ngẫm.
Các cụ nói: “Nước không thử chẳng biết nông sâu”, nửa câu sau mới là triết lý
Ảnh minh họa

Người xưa có câu nói khá phổ biến rằng: “Nếu tôi đối xử với bạn như cách mà bạn từng đối xử với tôi, chắc chắn bạn sẽ bỏ tôi mà đi”. Phàm mọi chuyện trên đời đều phải thay đổi góc độ mà suy xét, biết đặt mình vào vị thế của người khác mà hành xử, thế sẽ tốt hơn nhiều.

Như trên đã nói, người xưa có câu “Nếu tôi đối xử với bạn như cách mà bạn từng đối xử với tôi, chắc chắn bạn sẽ bỏ tôi mà đi”. Câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại đáng để mỗi người chúng ta phải suy ngẫm. Dù là khiến người khác tổn thương, hay bản thân từng là người từng phải chịu ấm áp, mọi chuyện khi thay đổi góc nhìn ắt sẽ khiến mâu thuẫn tiêu tan. Nếu đặt mình vào vị trí của đối phương, bạn sẽ suy nghĩ và hành xử như thế nào?

Đúng như câu nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Câu này hiểu nghĩa một cách đơn giản là: Điều gì mình không thích thì chớ làm cho người, đừng có luôn nhìn người khác từ vị trí của bản thân, thay vào đó hãy nhìn bản thân ở vị trí của người khác nhiều hơn. Điều này có thể sẽ khiến mọi người hiểu được rằng, mình cần phải đối đãi với người ta như thế nào mới phù hợp nhất.

Cổ nhân vẫn nói “Nước không thử chẳng biết nông sâu”, nếu chỉ nhìn từ xa sẽ chẳng biết dòng nước này như thế nào, nông sâu ra sao. Có những hồ nước nhỏ nhưng lại sâu chẳng thấy đáy, nhưng có những hồ nước lớn lại chỉ ngập đến ngang người. Nếu không thử bước xuống hoặc xác thực bằng một phương thức khác, chẳng ai biết được mực nước đó sâu được đến đâu, có nguy hiểm hay không.

Lòng người cũng thế, nếu không tiếp xúc, giao thiệp, làm sao biết được con người ta thật sự ra sao. Vì thế, vế sau của câu nói “Nước không thử chẳng biết nông sâu” chính là “Người không giao thiệp sao biết tốt xấu”. Tiếp xúc một thời gian ngắn sẽ xem được tính nết, nhưng giao thiệp một thời gian dài có thể xem được cả nhân phẩm, qua lại một đời sẽ nhìn thấu được nhân phẩm.

Đồng thời, trong đối đãi chu‌yện tìn‌h cảm, cần thay đổi góc độ suy xét và lượng thứ cho người khác. Đừng hy vọng may mắn quá nhiều, sự giả dối vĩnh viễn sẽ không thể nào được đáp lại bằng tấm chân tình. Người chân thành khi đối đãi với người khác sẽ càng ngày càng đi sâu vào trong tim, được họ tin tưởng và yêu mến. Kẻ giả dối càng theo thời gian càng bị xa lánh và ghét bỏ.

Thế nào là bạn bè với nhau? Là khi thời vận hanh thông, ăn uống hưởng lạc luôn có nhau chính là bạn rượu thịt. Khi nghèo khó đủ bề, gồng mình thương trợ là bạn bè hoạn nạn chi giao. Nói nhưng không làm là những người giả dối, làm nhưng không nói mới là bạn bè chân tình.

Thế nên mới nói, không xảy ra chuyện sẽ chẳng biết được ai gần ai xa. Con người nếu không nếm trải, chẳng biết được ai đậm nhạt hay nông sâu. Lợi không tận sẽ chẳng biết ai hợp ai tan? Người không nghèo làm sao biết ai nồng ai lạnh? Nước không thử chẳng biết nông sâu, người không giao thiệp, sao biết tốt xấu?

Đời người, miễn chỉ cần đã từng nỗ lực, đã từng trân quý và không hổ thẹn với lòng là được! Trong các mối quan hệ, hãy đối đãi với mọi người bằng tấm chân tình, đừng sợ bị tổn thương hay thiệt thòi. Sau đó, bạn nhất định sẽ được đền đáp bởi những thứ tình cảm chân thành nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật