Ba bài học lớn từ cuộc phản công của Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các lực lượng Ukraine, được hỗ trợ bởi hỏa lực của phương Tây, đã làm đảo lộn logic quân sự truyền thống một lần nữa.
Ba bài học lớn từ cuộc phản công của Ukraine
Một chiếc xe tăng bị bỏ rơi và bị vô hiệu hóa của Nga. Ảnh: AFP/Getty Images

Cuộc tiến công bất ngờ và nhanh chóng của Ukraine trước Nga cho thấy sự thành thạo các kỹ năng cần thiết để thành công trong chiến tranh hiện đại.

Tiến sâu vào vùng lãnh thổ bị Nga nắm giữ trước đó, một cuộc phản công được phát động vào tháng 9/2022, đã buộc quân đội Nga phải rút lui. Trong quá trình này, Kiev đã giành lại hơn 3.000 km2 đất ở phía đông bắc của đất nước và khiến các đơn vị được đánh giá cao của Moskva như Tập đoàn quân Cận vệ xe tăng 1 rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Thành công của cuộc phản công đã cho thấy điều được giới quân sự gọi là “nghệ thuật tác chiến” - việc sử dụng sáng tạo thời gian, không gian và lực lượng để đạt được một vị trí có lợi - có thể quan trọng hơn sức mạnh chiến đấu tương đối, hay đơn giản là đếm số xe tăng và pháo binh sở hữu bởi một trong hai bên trong cuộc xung đột.

Và mặc dù bước ngoặt mới nhất này ở Ukraine không phải là dấu chấm hết cho cuộc xung đột, với tư cách là một chiến lược gia quốc phòng có hơn 19 năm kinh nghiệm trong quân đội, tác giả Benjamin Jensen, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Thủy quân Lục chiến Mỹ, đã phân tích ba bài học về chiến tranh hiện đại trong thành công gần đây của Ukraine.

1. Thông tin đánh lừa trong xung đột

chiến tranh hiện đại diễn ra trong một cuộc cách mạng tình báo mã nguồn mở, trong đó các bức ảnh vệ tinh thương mại và một luồng dữ kiện liên tục trên mạng xã hội và viễn tưởng bắn phá các chính trị gia, binh lính và công dân. Sự tràn ngập thông tin này khiến việc che giấu các đội hình quân sự lớn ngày càng trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, người Ukraine đã cho thế giới thấy rằng một môi trường thông tin được kết nối toàn cầu không có nghĩa là nghệ thuật lừa dối đã chết.

Bản đồ những vùng Ukraine giành lại quyền kiểm soát (màu xanh) kể từ ngày 6/9. Nguồn: Al Jazeera

Các nhà hoạch định quân sự của Ukraine đã sử dụng các khái niệm cũ được tối ưu hóa cho một kỷ nguyên mới để thiết kế phương án phản công. Họ sử dụng một biến thể của khái niệm quân sự thế kỷ 19 về “vị trí trung tâm”. Khái niệm này gắn liền với Napoléon, khi đối đầu với hai đội quân, ông đã bố trí lực lượng của mình ở giữa để chia cắt kẻ thù. Điều này cho phép nhà quân sự Pháp tập trung lực lượng của mình ở một địa điểm, ngay cả khi đối phương đông quân hơn về tổng thể.

Trong cuộc phản công gần đây, Ukraine đã sử dụng vị trí trung tâm để đối đầu với hai lực lượng Nga tập trung, một ở phía đông xung quanh thành phố Kharkiv và vùng Donbas - bao gồm các phần của Donetsk và Luhansk - và vị trí thứ hai ở phía nam dọc theo sông Dnieper và Kherson.

Các lực lượng của Nga đông hơn tổng cộng quân đội Ukraine và sở hữu số lượng xe tăng, xe bọc thép, pháo binh và máy bay tấn công lớn hơn.

Ukraine xây dựng lực lượng ở vùng miền Nam, Kherson và sử dụng pháo tên lửa để phá hoại và thực hiện chiến tranh phi truyền thống để tấn công cơ sở hạ tầng nhằm cô lập quân đội Nga. Song song với đó, họ cũng duy trì một lực lượng thiết giáp lớn ở phía đông. Điều này cho phép Ukraine có khả năng giữ chân các lực lượng Nga dọc theo một mặt trận trong khi tấn công vào mặt trận khác.

“Vị trí trung tâm” của Ukraine khiến Nga phải tính đến khả năng quân đội Ukraine tấn công theo cả hai hướng.

Ukraine cũng sử dụng một hình thức lừa dối thông minh thông qua cái được gọi là “Nguyên tắc của Magruder”. Câu châm ngôn này cho rằng việc tạo ra mục tiêu để duy trì niềm tin đã có từ trước sẽ dễ dàng hơn là đưa ra một ý tưởng mới.

Bằng cách tiến hành các cuộc không kích cô lập lực lượng Nga dọc theo sông Dnieper và đưa ra các tuyên bố công khai rằng Ukraine sẽ tấn công Kherson, Ukraine đã củng cố quan điểm của Nga rằng Kherson sẽ là khu vực tấn công chính ban đầu trong cuộc phản công.

Do đó, Nga đã chuyển lực lượng xuống phía Nam để củng cố các vị trí chiến đấu ở Kherson. Làm như vậy có khả năng làm thưa lực lượng của Moskva ở phía đông và ảnh hưởng đến khả năng triển khai lực lượng dự bị của Nga.

2. Các cuộc tấn công chính xác tạo điều kiện cho chiều sâu và tạo ra các hiệu ứng xếp tầng

Ở cấp độ mang tính chiến thuật hơn, Ukraine đã thành thạo trong việc sử dụng các đòn tấn công chính xác để cản trở sự di chuyển của quân đội Nga. Kiev đã sử dụng một loạt "bom đạn tuần kích" – từ các máy bay không người lái xác định vị trí và sau đó tấn công mục tiêu - cùng với sự kết hợp của tên lửa dẫn đường chống tăng cũng như các đội hình bọc thép truyền thống và pháo binh để gây áp lực lên lực lượng mặt đất của Nga.

Các xạ thủ Ukraine chuẩn bị khai hỏa BM-27 Uragan, bệ phóng rocket đa nòng 220mm, tại một vị trí gần chiến tuyến ở Donetsk ngày 27/8/2002. Ảnh: AFP/Getty Images

Kiev cũng sử dụng các đội đặc nhiệm và tên lửa chính xác tầm xa để săn lùng các radar, sở chỉ huy và kho tiếp liệu của Nga. Kết quả thực tế là các lực lượng Nga đã phải đối mặt với nhiều tình huống khó xử và gặp khó khăn trong  tập trung đủ sức mạnh chiến đấu để phản công và ngăn chặn bước tiến của Ukraine.

3. chiến tranh vẫn là sự tiếp nối của chính trị

Dòng thời gian chính trị đã thúc đẩy trình tự và bối cảnh cuộc phản công gần đây của Ukraine. 
Sau bước tiến của Kiev, Nga đã nhanh chóng thúc đẩy tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về sáp nhập các vùng lãnh thổ ở miền đông và nam Ukraine. Ngày 23/9, người dân tại bốn khu vực của Ukraine, gồm Luhansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Chính quyền Kiev và nhiều nước phương Tây tuyên bố phản đối bước đi này.

Điện Kremlin đã gửi đi tín hiệu cứng rắn rằng, nếu các khu vực này quyết định sáp nhập Nga thì bất cứ hành động quân sự nào của Ukraine ở những khu vực đó cũng sẽ được coi như một cuộc tấn công nhằm vào Nga.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý sẽ khiến các đường biên giới được vẽ lại một cách “không thể đảo ngược” và cho phép Moskva sử dụng “bất cứ phương tiện nào” để bảo vệ nơi đó.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15242
  1. Chiến sự ngày 217: “Bước ngoặt nguy hiểm nhất”
  2. Nguy cơ xung đột nga - ukraine leo thang sau trưng cầu dân Ý
  3. Cuộc chiến ở Ukraine: Tạo dựng thế trận mới
  4. Châu Âu nghi có “tấn công” nhằm vào Nord Stream 1 và 2, Nga cảnh báo rủi ro nguồn cung khí đốt đi qua Ukraine
  5. Nga phá hủy sân bay Krivoy Rog bằng tên lửa hành trình Kh-59
  6. Ông Zelensky tiết lộ số tiền “khủng” Mỹ chi cho Ukraine mỗi tháng
  7. Nga phát hiện “phương tiện không người lái tự phát nổ” của Ukraine trôi dạt vào bờ
  8. Chuyên gia cảnh báo Nga có thể bị Iran, Trung Quốc bỏ rơi nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine
  9. MiG-29 Ukraine mang tên lửa Mỹ bị tiêm kích Nga bắn rơi
  10. Tổng thống Zelensky thừa nhận ông không nghĩ rằng Tổng thống Putin đang “nói dối”
  11. Ukraine tuyên bố tiêu diệt 400 binh sĩ Nga trong một ngày, tấn công căn cứ của Nga ở Kherson
  12. Phương Tây hẹp cửa phản ứng sau tuyên bố mới của Nga
  13. Báo Mỹ: Lực lượng Ukraine thiệt hại nặng ở miền Nam
  14. Tổng thống Ukraine tiết lộ đã nhận được hệ thống phòng không hiện đại của Mỹ
  15. Báo Nga: Ukraine phóng tên lửa trúng khách sạn giữa lúc Kherson trưng cầu dân ý
  16. Ukraine bị tố tấn công bằng UAV tự sát, Mỹ cảnh báo hậu quả thảm khốc
  17. Thách thức trong việc sửa chữa vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine
  18. Điều gì sẽ xảy ra khi kết quả trưng cầu dân ý ở vùng ly khai Ukraine được công bố?
  19. Hàng trăm lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine thiệt mạng sau đòn tấn công của Nga?
  20. Đột nhập “vùng cấm” đầy gấu nâu hung dữ và núi lửa - nơi Nga thường bí mật thử vũ khí mới
  21. Ukraine nói bắn hạ nhiều máy bay Nga trong một ngày
  22. Ngoại trưởng Lavrov: Nga không nên bị gán cho là từ chối đàm phán với Ukraine
Video và Bài nổi bật