Liên hợp quốc và NATO tỏ thái độ về trưng cầu ý dân ở Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên hợp quốc và NATO đã nêu quan điểm rõ ràng trước động thái trưng cầu ý dân của Nga và chính quyền trên các vùng lãnh thổ đang kiểm soát ở Ukraine.
Liên hợp quốc và NATO tỏ thái độ về trưng cầu ý dân ở Ukraine
Các tờ phiếu về trưng cầu ý dân tại một đơn vị bỏ phiếu ở vùng Donetsk. (Nguồn: Reuters)

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 27/9, Phó Tổng thư ký phụ trách chính trị và các vấn đề xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo tuyên bố, LHQ cương quyết công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo các đường biên giới đã được cộng đồng quốc tế công nhận từ trước tới nay.

Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, trưng cầu dân ý do Moscow tổ chức tại Ukraine là "vi phạm luật pháp quốc tế”.

Viết trên mạng xã hội Twitter, ông Stoltenberg cũng cho biết đã trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “và nói rõ rằng NATO luôn kiên định ủng hộ chủ quyền và quyền tự vệ của Ukraine”.

Trưởng phái đoàn thường trực Mỹ tại LHQ, Đại sứ Linda Thomas Greenfield dự định trình lên HĐBA bản dự thảo nghị quyết chỉ trích trưng cầu ý dân của Nga nhằm sáp nhập lãnh thổ của Ukraine.

Đại diện Mỹ đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ không công nhận thay đổi nào về lãnh thổ của Ukraine và hối thúc Moscow rút quân.

Về phần mình, trong video phát tại cuộc họp của HĐBA LHQ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích Nga “trưng cầu dân ý” trên lãnh thổ đang kiểm soát ở Ukraine - gồm Donetsk và Lugansk ở phía Đông, Kherson và Zaporizhzhia ở phía Nam.

Trong khi đó, phát biểu tại họp báo chung với người đồng cấp Pháp Catherine Colonna, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba quả quyết: “Vấn đề chính là những hành động này, quyết định này của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin, sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến linh vực chính trị, ngoại giao và những hành động của Ukraine trên chiến trường”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15249
  1. Ủy ban Quốc hội Nga nhất trí thỏa thuận sáp nhập 4 vùng Ukraine vào Nga
  2. Hạ viện Nga sẽ xem xét hiệp ước sáp nhập 4 vùng Ukraine trong ngày 3/10
  3. Nhiều nước châu Á lên tiếng về việc Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine
  4. Hội đồng Bảo an không thông qua Dự thảo nghị quyết lên án Nga
  5. Sau sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, xung đột Nga-Ukraine nguy hiểm hơn bao giờ hết
  6. Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine
  7. Mỹ áp loạt trừng phạt lên Nga sau khi ông Putin tuyên bố sáp nhập 4 vùng của Ukraine
  8. Hội đồng Bảo an ‘bế tắc’ trước việc Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine
  9. Hậu sáp nhập, Nga để ngỏ khả năng kiểm soát hoàn toàn Kherson và Zaporozhye
  10. Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga?
  11. Nga phản đối tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc về sáp nhập vùng Donbass
  12. Vụ sáp nhập 4 tỉnh Ukraine: Tổng thư ký LHQ nói Nga ‘leo thang nguy hiểm’
  13. Sau Donetsk và Luhansk, ông Putin công nhận thêm 2 tỉnh Ukraine là “lãnh thổ có chủ quyền độc lập”
  14. Mỹ tính siết trừng phạt Nga sau trưng cầu dân ý ở miền Đông Ukraine
  15. Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine: Kinh nghiệm từ Crimea?
  16. Nga có thể sáp nhập 4 vùng Ukraine vài ngày tới
  17. Lãnh đạo 4 vùng Ukraine tới Nga để hoàn thành thủ tục sáp nhập
  18. Bước tiếp theo sau các cuộc trưng cầu ý dân tại 4 vùng ở Ukraine
  19. Trung Quốc nêu quan điểm về các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga ở miền Đông Ukraine
  20. Phản ứng của các bên sau khi 4 vùng Ukraine công bố kết quả trưng cầu ý dân
  21. Liên Hợp Quốc tái khẳng định cam kết về toàn vẹn lãnh thổ Ukraine sau trưng cầu ở 4 tỉnh
  22. Bốn vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp nhập Nga: Điều gì xảy ra tiếp theo?
Video và Bài nổi bật