Phi hành gia trải qua những gì trong nhiệm vụ Artemis II của NASA?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các phi hành gia sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng trên tàu Orion của NASA trong nhiệm vụ Artemis II, dự kiến cất cánh năm 2024.
Phi hành gia trải qua những gì trong nhiệm vụ Artemis II của NASA?
Ảnh minh họa

Bên trong khoang tàu vũ trụ Orion của NASA được vệt sáng màu hồng chiếu rọi trong lúc Hệ thống hủy phóng (LAS) tách khỏi tàu không lâu sau khi cất cánh trên tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS). Lockheed Martin, công ty chế tạo tàu Orion, chia sẻ thước phim trên mạng xã hội Twitter hôm 3/12.

Hình ảnh trong video hé lộ những gì phi hành gia sẽ trải qua trên tàu Orion trong nhiệm vụ có người lái Artemis II của NASA. Họ sẽ chứng kiến quá trình tách ra của LAS nếu nhiệm vụ cất cánh thuận lợi.

Video được quay trong buổi phóng thành công của tàu Orion và tên lửa SLS hôm 16/11. Hiện nay, nhiệm vụ thử nghiệm Artemis I đang trên đường bay về Trái Đất từ Mặt Trăng.

Nhiệm vụ Artemis I giúp kiểm tra tên lửa đẩy mạnh nhất của NASA là SLS và tàu Orion dùng để chở người trong các nhiệm vụ sắp tới. Mannequin ngồi ở ghế lái trên tàu Orion cũng thu thập dữ liệu nhằm xác định ảnh hưởng của du hành vũ trụ, bao gồm tiếp xúc bức xạ.

Tàu Orion sẽ hạ cánh xuống vùng biển Thái Bình Dương hôm 11/12 và kết thúc nhiệm vụ.

Theo dự kiến, Artemis II sẽ phóng trong năm 2024. Nhiệm vụ này sẽ chở người bay theo lộ trình như Artemis I, vòng quanh Mặt Trăng và trở lại Trái Đất. Nhiệm vụ Artemis III phóng năm 2025 sẽ đưa con người trở lại bề mặt Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ nhiệm vụ Apollo 17 năm 1972.

Khi đó, các phi hành gia sẽ sử dụng tàu Orion để kết nối với tên lửa Starship cải tiến của SpaceX, đóng vai trò như phương tiện đổ bộ Mặt Trăng.

Hệ thống hủy phóng của NASA tạo ra lực đẩy hơn 18.000 kg, đủ để nâng 26 con voi khỏi mặt đất, theo NASA. Hệ thống được thiết kế để đưa phi hành gia rời khỏi SLS nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, do buổi phóng diễn ra như kế hoạch, LAS phóng vào không gian để giảm khối lượng khoang tàu Orion trong vũ trụ.

Theo chương trình Artemis, Mỹ đang tìm cách để xây dựng sự hiện diện lâu dài ở trên Mặt Trăng, từ đó nhằm chuẩn bị cho chuyến hành trình tiếp theo tới sao Hỏa.

Do đó, nếu như Artemis I diễn ra một cách suôn sẻ, nhiệm vụ Artemis II sẽ thực hiện đưa các phi hành gia bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2024 và tiếp theo đến Artemis III sẽ chở phi hành đoàn hạ cánh xuống vùng cực nam của hành tinh này vào năm 2025.

Artemis I bắt đầu khởi hành tới quỹ đạo của Mặt Trăng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida (Mỹ) vào ngày 16/11. Từ đầu đến cuối, hành trình của nhiệm vụ này kéo dài 25 ngày rưỡi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật