Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận cáo buộc lừa đảo

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trả lời thẩm vấn, Nguyễn Thái Luyện khẳng định không lừa đảo. bị cáo cho rằng nội dung cáo trạng có nhiều chỗ không đúng sự thật.
Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận cáo buộc lừa đảo
  bị cáo Nguyễn Thái Luyện tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.

Sáng 9/12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm.

Trong vụ án này, Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện) và 18 đồng phạm bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm), Nguyễn Thái Lực (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa ốc Xanh, em ruột Luyện) bị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (Kế toán trưởng Công ty Alibaba) bị truy tố tội Rửa tiền.

Nguyễn Thái Luyện khai không lừa đảo

9h, là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, Nguyễn Thái Luyện khẳng định bản thân không lừa đảo. bị cáo cho rằng nội dung cáo trạng có nhiều điểm không đúng sự thật, gây oan sai.

Theo Nguyễn Thái Luyện, cáo trạng truy tố bị cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của người khác là không đúng. "Công ty tôi kinh doanh công khai, minh bạch. Tôi vận dụng Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định tách thửa để tôi mua đất. Những điều này cũng được tôi xuất bản ra hàng trăm cuốn sách, cẩm nang, tôi đào tạo và chia sẻ cho nhân viên và khách hàng", Luyện nói.

Cũng theo Nguyễn Thái Luyện, bị cáo là người có quyền quyết định về chủ trương, nguồn đất, giá đất. Luyện khai rằng bản thân có kinh nghiệm, từng làm nhiều công ty về bất động sản.

Về việc xin dự án để phân lô, bán nền, bị cáo Luyện cho rằng bản thân đã vận dụng Luật Đất đai. "Theo Luật Đất đai, người có quyền sử dụng đất được quyền đầu tư để làm tăng giá trị của đất theo đúng quy hoạch của lô đất. Những lô đất tôi mua là có đất ở và hiện hữu đất ở, tôi mua để làm dự án", Luyện khai.

Theo Nguyễn Thái Luyện, khi mua đất, bị cáo căn cứ đất này có thuộc quy hoạch đất ở hay không, rồi gom các thửa đất này lại để tách thửa theo quy định đất nông nghiệp. Sau khi tách đất nông nghiệp xong, vị trí nào hiến đường, bị cáo làm thủ tục hiến đường theo Nghị định 43. Sau đó, những lô đất tiếp giáp với đường bị cáo sẽ lên thổ cư theo đúng quy hoạch đất rồi tách thành các lô nhỏ hơn.

"Về hoạt động bất động sản, đây là cách thức của các nhà đầu tư tại TP.HCM thực hiện", cựu Chủ tịch Alibaba nói. Ngoài ra, Nguyễn Thái Luyện cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo chiếm đoạt của hàng nghìn khách hàng với số tiền gần 2.400 tỷ là oan sai.

Tại tòa, Luyện cũng phủ nhận cáo buộc dùng tiền huy động trái phép từ khách hàng để mua đất nông nghiệp rồi phân lô, bán nền. Luyện rằng nguồn vốn kinh doanh này là tiền bị cáo tích luỹ từ việc môi giới đất cho các chủ đầu tư. "Đến năm 2017, bị cáo không đi môi giới nữa mà chuyển sang kinh doanh. Số vốn bán đầu được lấy từ tiền bán 2 thửa đất của bị cáo và tiền ba mẹ vay mượn hơn 10 tỷ đồng của người thân, bạn bè".

"bị cáo chỉ ký và làm theo chỉ đạo của anh trai"

Trả lời HĐXX, Nguyễn Thái Lĩnh cho biết năm 2016, bị cáo làm ở quán cafe của Luyện, sau đó được anh trai nhờ đứng tên trên giấy phép kinh doanh với chức vụ giám đốc.

"Anh Luyện bảo bị cáo ký thì ký chứ bị cáo không đọc, không xem nội dung. Lúc ký có bộ phận pháp lý của công ty nên bị cáo yên tâm ký", Nguyễn Thái Lĩnh khai và cho biết khi bổ nhiệm giám đốc, bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của anh trai và ký. Đối với nội dung cáo trạng truy tố, Nguyễn Thái Lĩnh cho rằng nhận thức Pháp Luật của bị cáo thấp nên không biết mình sai.

bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo cáo trạng, Luyện đã sử dụng 10 pháp nhân trong tổng 22 pháp nhân đã thành lập để đứng tên chủ đầu tư của 58 “dự án ma". Sau đó, bị can thông qua Công ty Alibaba quảng cáo bán đất nền ở 3 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu để lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.

Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Luyện đã đưa ra thủ đoạn bán hàng cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng, hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền, hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.

Hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết, mà được công ty chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Toàn bộ dự án dân cư được tự vẽ trái phép mà Công ty Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng không phải là đất thổ cư như nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, đây không được xem là hợp đồng dân sự hợp pháp để có thể thực hiện theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã lừa 4.500 người với số tiền chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15379
  1. Tuyên án đối với Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm
  2. Vụ Alibaba: Phận làm nhân viên khi vướng vòng lao lý
  3. Bài học đau xót nhìn từ phiên xử vụ án Alibaba
  4. Bi kịch của những khách hàng mua dự án “ma ” từ Công ty Alibaba
  5. Xét xử cựu CEO Alibaba: Thái độ đối lập giữa chủ mưu và đồng phạm
  6. VKS bác quan điểm gỡ tội cho vợ Nguyễn Thái Luyện
  7. Nguyễn Thái Luyện bình tĩnh, các đồng phạm bật khóc nói lời sau cùng
  8. Vụ Alibaba: Vợ Nguyễn Thái Luyện kêu oan tội rửa tiền, VKS nói gì?
  9. Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba: Viện kiểm sát giữ quan điểm về khung hình phạt đối với Nguyễn Thái Luyện
  10. Vụ Alibaba: Quan điểm của VKS về việc Nguyễn Thái Luyện kêu oan
  11. Luật sư đề nghị chuyển tội danh đối với Nguyễn Thái Luyện
  12. Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị đề nghị tù chung thân
  13. Hôm nay Viện Kiểm sát luận tội trong vụ án Alibaba: Hàng ngàn bị hại ngóng quyền lợi
  14. Ly kỳ người đàn ông chở hơn 7 tỉ đồng đến công ty CEO Nguyễn Thái Luyện
  15. Vụ Alibaba: Bị cáo Nguyễn Thái Luyện cam kết đủ tiền trả cho các bị hại
  16. Vụ Alibaba: Ngày mai VKS đề nghị mức án
  17. Vụ Alibaba: Một số bị hại không còn yêu cầu nhận đất
  18. Vụ Alibaba: Bán “vịt giời”, vẫn lừa được hàng ngàn người
  19. Xét xử cựu CEO công ty Alibaba: Tình cảnh trớ trêu của bị hại
  20. Khách hàng mua đất của Công ty Alibaba: Chỉ muốn nhận lại đất, không nhận tiền
  21. Sáng nay, HĐXX bắt đầu xét hỏi trên 4.000 bị hại trong vụ địa ốc Alibaba
  22. Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tiền bằng cách lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp
Video và Bài nổi bật