Mỹ rơi vào “bẫy tên lửa” khi Nga thực hiện bước đi đặc biệt với động cơ RD-180

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thay thế động cơ RD-180 của Nga cho tên lửa vũ trụ là nhiệm vụ không dễ dàng đối với Mỹ.
Mỹ rơi vào “bẫy tên lửa” khi Nga thực hiện bước đi đặc biệt với động cơ RD-180
Ảnh minh họa.

Mỹ vẫn phụ thuộc vào động cơ RD-180 của Nga. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì từ những năm 1990, Moskva đã lợi dụng điểm yếu chính của Washington và đưa họ vào "bẫy tên lửa", tờ Sohu của Trung Quốc nhận xét.

Theo ghi nhận của ấn bản tiếng Trung, Mỹ liên tục định vị mình là quốc gia hùng mạnh nhất, kể cả trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Tuy nhiên Washington thường quên đề cập đến mức độ mà việc khám phá vũ trụ của họ phụ thuộc vào Nga.

“Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Mỹ thực sự hùng mạnh, nhưng họ không thể phóng một phương tiện vào không gian nếu thiếu động cơ RD-180 của Nga”, bài báo viết.

Tờ Sohu viết rằng Nga đã lôi kéo Mỹ vào “bẫy tên lửa” từ những năm 1990. Mọi chuyện bắt đầu với thực tế là sau khi Liên Xô tan rã và kết thúc cuộc chạy đua vào không gian, Washington buộc phải cắt giảm các khoản đầu tư liên quan.

Mỹ đứng trước câu hỏi làm thế nào để sản xuất, hoặc mua động cơ tên lửa ở đâu với giá cạnh tranh. Câu trả lời đã được tìm thấy sau chuyến thăm của phái đoàn NASA tới Nga, nơi người Mỹ được cung cấp một sản phẩm mới - động cơ RD-180.

“RD-180 cho thấy, mặc dù Mỹ và Liên Xô nhìn chung đi trên con đường tương tự về công nghệ động cơ tên lửa, nhưng Moskva có thể phát triển một sản phẩm độc đáo, trên khắp thế giới không có gì sánh bằng”, tờ Sohu nhấn mạnh.

Các nhà phân tích Trung Quốc nhấn mạnh rằng Liên bang Nga không bán công nghệ sản xuất động cơ cho Mỹ. Thay vào đó, họ chỉ đề nghị cung cấp thành phẩm.

Đồng thời Moskva còn lợi dụng điểm yếu của hệ thống kinh tế xã hội Mỹ - lợi nhuận. Để ngăn đối thủ khăng khăng đòi mua lại bí mật chế tạo động cơ RD-180, Nga đã đưa cho họ những cạm bẫy.

Tờ Sohu lưu ý rằng nội địa hóa sản xuất động cơ RD-180 dường như không phải là một hoạt động kinh doanh có lãi trong những năm 1990, vì vậy Mỹ đã từ bỏ ý tưởng này. Sau đó, họ gặp phải một số vấn đề kinh tế, vì vậy đã cố gắng tránh các chi phí bổ sung.

Đồng thời nước Nga cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào những năm 1990, Moskva cũng rất vui khi có nguồn tiêu thụ động cơ RD-180 khá ổn định.

“Ngay từ năm 1997, Mỹ và Liên bang Nga đã ký hợp đồng đầu tiên cung cấp 101 động cơ RD-180 trị giá khoảng 1 tỷ đô la”, ấn phẩm tiếng Trung cho biết.

Thương vụ này là thời điểm then chốt tạo cơ hội cho Nga dồn Mỹ vào "bẫy tên lửa". Dần dần, phía Nga tăng giá thành động cơ, thậm chí sau đó bắt đầu đưa các phi hành gia Mỹ vào vũ trụ. Kết quả là Washington tụt lại phía sau trong lĩnh vực chế tạo tên lửa cho tàu vũ trụ.

“Mỹ chỉ mới nhận ra rằng họ đã rơi vào bẫy của Nga. Giờ đây họ buộc phải cắn răng chịu đựng và hợp tác với Nga, chấp nhận lợi ích của Moskva để mua được động cơ tên lửa”, bài báo viết.

Tờ Sohu cho biết thêm, Mỹ hiện không mua tiếp động cơ RD-180 của Nga, nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời.

Người Mỹ đã mua trước hàng chục động cơ loại này từ Liên bang Nga với hy vọng phát triển sản phẩm của riêng họ, nhưng thành công của Washington trong lĩnh vực này là không lớn.

Theo các nhà phân tích, NASA sẽ sớm cạn kiệt động cơ RD-18 và Washington phải dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt đối với Nga để mua thêm nhằm dự trữ cho giai đoạn đến năm 2028.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật